Giày bảo hộ lao động và những điều bạn nên biết

Hiện nay, vấn đề đảm bảo an toàn trong lao động đang là vấn đề cấp bách nhất. Người lao động rất cần trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động khi tham gia lao động (nhất là giày bảo hộ) để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra, đồng thời giúp nâng cao năng suất trong hoạt động kinh doanh.

Mỗi năm, tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung có hàng ngàn công nhân bị các chấn thương ở bàn chân do không sử dụng hoặc sử dụng giày bảo hộ không đạt chất lượng. Trong bài viết này Safety Jogger Vietnam sẽ hướng dẫn anh em cách thức lựa chọn giày bảo hộ lao động tốt nhất.

Ước tính có đến khoảng 80% dân số ở độ tuổi trưởng thành từng gặp phải vấn đề liên quan đến bàn chân như bị chấn thương, đau nhức, nhiễm khuẩn nấm, tê bì,… Phần lớn những vấn đề này xuất phát từ việc sử dụng thiết bị bảo vệ đôi chân không đúng cách khi làm việc. Bàn chân của người lao động thường phải tiếp xúc với nhiều mối nguy hiểm tại nơi làm việc như:

– Vật thể rơi trúng chân

– Sự cố điện giật

– Vật sắc nhọn đâm xuyên

– Làm trong môi trường nhiệt độ quá thấp/quá cao

– Môi trường hóa chất

– Vi khuẩn

– Trượt ngã

– Ergonomic (do đứng quá lâu hay tư thế làm việc không phù hợp…)

– …

giày bảo hộ

Những nguy cơ nói trên an em hoàn toàn có thể tránh hoặc loại bỏ được nếu anh em biết cách bảo vệ tốt cho mình.

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở thị trường Việt Nam có rất nhiều loại giày bảo hộ chất lượng của rất nhiều hãng khác nhau. Chúng rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc và tính năng. Theo tính chất bảo vệ, giày bảo hộ lao động được chia thành một số nhóm cơ bản sau đây:

– Chống va đập lên ngón chân

– Chống đâm xuyên

– Chống tĩnh điện

– Cách điện

– Chống nóng hoặc chống lạnh

– Chống nước

– Khả năng kháng hóa chất

– Chống trơn trượt

Để nhận biết được điều này chúng ta căn cứ vào các ký hiệu mà các nhà sản xuất ghi trên giày. Vậy một đôi giày bảo hộ lao động có cấu tạo như thế nào?

1. Cấu tạo cơ bản của giày bảo hộ

1.1. Phần mũ giày

Mũ giày là phần tiếp giáp với lưỡi gà của giày và trải dài sang hai bên má giày. Mũ giày phải có cấu tạo bảo vệ được chân và hấp thụ các lực tác động lên mũ giày để bảo vệ các ngón chân. Thông thường mũ giày bảo hộ được làm bằng thép hoặc composite cứng. Pho mũi của giày, ủng ở bên trong giày dùng để bảo vệ ngón chân của người sử dụng tránh va đập có mức năng lượng ít nhất là 200J và sự nén ép với lực ít nhất là 15kN.

1.2. Đế giày

Đế giày là phần thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt. Khi chọn mua, bạn cần phải quan sát kĩ phần đế giày để chọn lựa cho mình đôi giày phù hợp. Phần lớn đế giày làm từ PU hoặc cao su để tăng ma sát và giảm thiểu sự mài mòn. Để làm tăng độ ma sát, người ta thiết kế với các rãnh sâu và gai nhọn ở bề mặt tiếp xúc, điều này làm tăng độ bám của đế giày lên các bề mặt. Ở bề mặt trơn trượt, càng nhiều gai cao su sẽ càng tăng lưc ma sát vào bề mặt giúp người sử dụng không bị trượt ngã khi đi lại.

Ở những bề mặt mềm, những gai cao su này sẽ ấn sâu xuống làm giúp giày bám tốt hơn. Đế giày cũng phải được thiết kế làm sao cho có thể hấp thu và phân tán những chấn động khác để không bị ảnh hưởng tới bàn chân. Đế giày phải vừa đủ cứng nhưng cũng phải vừa đủ mềm để có thể thao tác đi lại được linh hoạt.

Tùy vào những môi trường làm việc cụ thể mà có thể lựa chọn những loại vật liệu làm đế giày cho phù hợp. Đế giày bảo hộ thường có thêm tấm lót bằng kim loại hoặc Composite để chống lại các vật nhọn đâm xuyên khi không may dẫm trúng.

giày bảo hộ lao động

1.3. Lót chống đâm xuyên

Lót chống đâm xuyên của giày bảo hộ thường được làm bằng thép hoặc cao cấp hơn là vật liệu composite để bảo vệ bàn chân tránh khỏi tác động xuyên thủng của các vật sắc nhọn. Lớp lót chống đâm xuyên được bố trí nằm giữa đế giày với lớp lót mặt giày.

1.4. Lưỡi giày

Lưỡi giày (hay còn gọi là lưỡi gà) là phần tính từ phần tiếp giáp với mũ giày. Phần lưỡi gà được đính chặt với mũi giày và hai bên thành má giày. Lưỡi giày được thiết kế ôm sát giúp bảo vệ phần mu bàn chân của bạn, phần này có thể co giãn giúp giày ôm sát chân người dùng hơn.

1.5. Cổ giày và miếng đệm vòng quanh cổ chân

Cổ giày là phần ôm sát cổ chân của anh em. Xung quanh cổ giày có thêm một miếng đệm êm để chân người dùng được thoải mái hơn khi tiếp xúc với cổ giày. Phần đệm cổ chân này thường được làm từ vải sợi tổng hợp hoặc mút giữ nhiệt. Ở các dòng  giày cao cổ, phần cổ chân tiếp xúc trực tiếp với giày cũng được đệm lót để tránh gây ma sát với da làm tổn thương da và giúp bạn thoải mái hơn khi làm việc.

1.6. Gót giày

Gót giày là mặt sau của giày giúp bảo vệ phần gân ở phía sau cổ chân và mắt cá chân của bạn. Gót giày phải đủ cứng để bảo vệ tốt cho chân bạn. Đồng thời, phần trong của gót giày cũng phải được lót đệm êm để giảm tổn thương đối với da.

2. Hướng dẫn chọn và thử giày

2.1. Chọn giày

Khi chọn mua giày bảo hộ, bạn nên chú ý đến thương liệu và logo của hãng sản xuất để tránh mua phải giày kém chất lượng. Bởi các hãng càng nổi tiếng thì các sản phẩm là hàng nhái lại rất nhiều và tinh vi.

Căn cứ vào môi trường làm việc của bạn để có thể lựa chọn cho mình một đôi giày bảo hộ phù hợp.

Hãy quan sát kỹ đôi giày để nhận thấy giầy không bị rách, trầy xước, keo lem nhem.

Khi chọn mua giày bạn nên đặt giày lên một mặt phẳng, xem giày có cân đối không. Giày không bị nghiêng vẹo, các tâm của đầu mũi giày và đầu gót giày đều phải thẳng, cân đối. Chạm nhẹ vào đỉnh của mũi hoặc gót giày để kiểm tra giày có bị bập bênh.

Trước khi thử giày, bạn nhớ kiểm tra xem phần gót giày xem có bị cộm hay gồ ghề do các vật liệu nhỏ còn sót lại hay không không, đưa tay vào lòng giày để chắc chắn miếng lót không bị quấn hoặc phần keo dán bị chảy ra ngoài lòng giày. Điều này sẽ giúp bạn tránh được trường hợp bị phồng rộp hoặc chai cứng bàn chân sau thời gian dài sử dụng.

safety jogger vietnam

2.2. Thử giày

Đưa chân vào giày mở không buộc dây sau đó đứng thẳng và đẩy mạnh chân vào phía mũi giày, khi đó, bạn phải cảm thấy chân của bạn phải được cho vào trong một cách dễ dàng và giữ gót chân và gót giày bạn có thể đút được ngón tay trỏ vào giữa.

Buộc hai dây giày lại. Khi bạn buộc giày, bạn hãy cho bàn chân của mình trượt trở lại đằng sau, lấp vào khoảng không mà ngón tay trỏ đã tạo ra.

Thử đi lại vài vòng. Bạn phải chắc chắn rằng ngón chân bạn không được chạm vào mặt trong của mũi giày và cọ vào mặt trên bên trong của mũi giày. Nếu điều này xảy ra bạn cần mua đôi giày rộng hơn một chút ở phần trước của giày.

Khi đi thử giày, bạn nên thử vào buổi chiều bởi vào buổi chiều là lúc đôi chân ở trạng thái lớn nhất. Nếu các ngón chân của bạn không cử động được tức là đôi giày đó quá chật. Giày chật hoặc bị quá hẹp ở mũi sẽ làm tăng khả năng viêm kẽ ngón chân và lâu ngày sẽ làm ngón chân bị biến dạng.

Để ý ngón chân cái phải cách mũi giày khoảng 0,5 -1cm thì mới chọn mua.

2.3. Các tiêu chuẩn giày bảo hộ

TCVN 7652: 2007; EN ISO 20345: 20011 (EN345) PTBVCN – Giày ủng an toàn

TCVN 7653: 2007; EN ISO 20346: 20011 (EN346)  PTBVCN – Giày ủng bảo vệ

TCVN 7654: 2007; EN ISO 20347: 2012 (EN347) PTBVCN – Giày ủng lao động chuyên dụng

giày bảo hộ jogger

Ngoài ra, các công ty/ doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc kết hợp giày bảo hộ với quần áo bảo hộ, nón bảo hộ, kính bảo hộ, găng tay bảo hộ,… ngoài việc để đảm bảo an toàn cho đội ngũ công nhân của mình thì việc này cũng góp phần lớn để tạo hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Trên đây là một số chia sẻ của Safety Jogger Vietnam về giày bảo hộ lao động. Nếu bạn đang tìm một thương hiệu cung cấp những dòng giày thích hợp thì hãy đến ngay với Safety Jogger Vietnam. Chúng tôi chính là nhà phân phối chính thức của thương hiệu Safety Jogger (Bỉ) một thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu. Với việc sử dụng giày bảo hộ Jogger đôi chân của anh em sẽ được bảo vệ một cách toàn diện nhất.

Liên hệ ngay: 0964 806 808 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!